Việc lắp đặt cửa kính tự động ảnh hưởng nhiều tới việc vận hành của thiết bị. Theo như thống kê việc lắp đặt cửa tự động đúng theo quy trình kỹ thuật sẽ làm tăng tuổi thọ và đặc biệt giảm nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Tc-Automation xin chia sẻ cách lắp đặt cửa tự động đạt tiêu chuẩn hiện hành một cách chi tiết . Điều này sẽ giúp các đại lý (hoặc khách hàng tham khảo) để theo dõi đảm bảo cửa khi lắp đặt hoàn tất vận hành tốt nhất, đảm bảo an toàn
Một số yêu cầu khi lắp đặt cửa tự động.
Như đã biết cửa trượt tự động sẽ gồm 2 vách cố định và 2 cánh trượt, tương tự với cửa tự động 1 cánh sẽ có 1 vách cố định và 1 cánh trượt. Khung cửa đã có sẵn vách cố định thì có thể bỏ qua bước này. Nếu khoảng trống lắp cửa tự động vẫn chưa có vách cố định thì cần phải dựng vách trước khi bắt tay vào lắp đặt cửa tự động. Khi lắp dựng vách kính cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khung kính, khung khôm kính đảm bảo chắc chắn
- Phần gia cố vị trí bắt rail cửa đảm bảo chịu lực tốt
- Kích thước thông thủy cửa đảm bảo, vách, khung cửa đảm bảo không nghiêng
Các bước lắp đặt cửa tự động
Bước 1 (Lắp đặt thanh rail):
Chiều dài thanh rail cửa tự động được cắt theo đúng bản vẽ thiết kế, phù hợp thực tế đo đạc được tại công trình. Xác định cao độ và tiến hành bắt rail cửa lên vị trí cố định. Cần lấy thằng bằng bằng máy đảm bảo rail cửa không bị nghiêng.

- Nếu vách cố định là kính thì khoan lỗ trước và sử dụng bulong, đệm cao su tại các vị trí bắt bulong.
- Nếu vách bằng hoặc kim loại thì sử dụng vít tự khoan
- Đối với vách cứng là tường xây hoặc bê tông thì sử dụng bulong hay nở thép
Sau khi cố định được phần rail nhôm tiếp đó tiền hành bắt kẹp kính và cánh cửa với kính không có khuôn bao. Chú ý khi bắt kẹp kính cần đảm bảo chắc chắn
Bước 2 (Bắt cánh cửa vào con lăn):
Kính chưa có bao cánh (không có khung bao): Cắt kẹp kính đúng bằng chiều rộng tấm kính, lắp kẹp kính vào tấm kính dùng làm cánh cửa. Với cánh cứa sử dụng khuôn bao (khung nhôm hệ, inox,…) có thể bắt trực tiếp con lăn vào cánh cửa bằng bulong. Buong sử dụng là loại chịu lực tốt, đảm bảo chất lượng.

Bước 3 (Căn chỉnh cánh cửa):
Sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt con lăn vào cánh cửa lúc này tiến hành đưa cánh cửa lên rail nhôm đã được lắp đặt trước đó. Tiến hành căn chỉnh cánh cửa sao cho 2 cánh cửa song song nhau và song song với vách kính cố định. Khoảng cánh từ cánh cửa xuống nền ~ 8mm tới 12mm. Hai cánh cửa phải cao bằng nhau và khi đóng lại tạo thành 1 mặt phẳng. Trong một số trường hợp cánh kính bị cong vênh cần đảo lại chiều của cánh nếu cần thiết. Đẩy nhẹ cánh cửa tới vị trí đóng/mở để xem có vị trí nào bị chạm, vướng hay không sau đó bắt chống lật cánh. Cần lắp bộ phận chống lật cánh ngay tại bước này.
Bước 4 (lắp đặt linh kiện lên rail trượt):
Sau khi hoàn thành các bước trên sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị của bộ điều khiển tự động như Motor, Controller, Pulley không tải, dây Curoa, biến áp,… Hệ rail nhôm từng hãng sẽ có những rãnh cài thiết bị nên lắp đặt theo đúng vị trí của từng thiết bị. Sử dụng tô vít để lắp đặt để cảm nhận được lực vùa đủ khi gá động cơ, mạch điều khiển. Vị trí động cơ thường cách mép rail nhôm ít nhất 150mm tới 200mm. Buly không tải cũng tương tự và đối xứng với động cơ ở phí bên kia của rail trượt. Tiếp tới là lắp đặt dẫn hướng sàn
Sau cùng sẽ tiến hành đi dây tín hiệu cho mắt cảm biến trong/ngoài. Lắp đặt bộ phận nhận tín hiệu của cảm biến an toàn (nếu có). Tiếp tới là xác định vị trí đặt mắt hồng ngoại của cảm biến an toàn hai bên cạnh cửa cách mặt đất ~ 60cm. Đảm bảo hai mắt hông ngoại của cảm biến an toàn luôn nhìn thấy nhay và đối xứng. Khoảng cách giữa hai mắt cảm biến này không nên vượt quá 4m.

Bước 5 ( lắp đặt và cố định dây curoa):
Cắt dây đai cho đủ độ dài, gắn vòng qua Pulley không tải và động cơ sau đó nối thành vòng tròn khép kín tại một trong 2 cụm bánh xe, Sử dụng bộ phận nối dây để cố định dây curoa. Căn chỉnh dây curoa bằng cách điều chỉnh ở phía puly không tải. Dây đai được căng sao cho vừa đủ để thành hai đường thẳng song song.
Cố định điểm nối dây curoa vào con lăn bằng tai gá. Sau đó mở cửa cánh cửa được gắn dây curoa ra vị trí mở ( tối đa) cánh còn lại cũng làm tương tự. SAu khi mở hai cánh tối đa sẽ xác định được vị trí bắt dây curoa với tai gá của cánh còn lại. Cuối cùng là sử dụng bộ phận chốt chặn để chặn hành trình đóng/mở của cánh cửa.
Lưu ý: Khi lắp dây curoa cần chú ý dây không được quá căng sẽ ảnh hưởng tới đầu trục phía motor, đồng thời còn gây hư hại cho dây curoa. Nghiêm trọng hơn se hỏng hộp số truyền động nằm trong motor.

Bước 6 ( Kiểm tra và hiệu chỉnh tốc độ):
Đầu tiên là cần thao tác đóng mở bằng tay nhằm phát hiện những dị vật nằm trên rail trượt cũng như kiểm tra phí dưới sàn. Hiệu chỉnh tốc độ cửa đóng/mở tự động bằng cách cấp điện nguồn cho thiết bị. Bật nguồn điện cửa sẽ tự động dò hành trình từ 1 đến 2 lần sau đó sẽ hoạt động. Khi hiệu chỉnh tốc độ nên hiệu chỉnh sao cho phù hợp nhất. Tốc độ đóng mở cửa tự động không nên quá nhanh gây mất an toàn cho người đi lại. Thông thường cài đặt cho cửa mở nhanh và đóng chậm. Sau khi hiệu chỉnh sẽ để cửa tự động vận hành thử để kiểm tra tất cả quá trình hoạt động của nó.
Bước 7 ( Điều chỉnh mắt cảm biến) :
Sau khi cài đặt xong tốc độ đóng/mở cửa phù hợp sẽ tiến hành kiểm tra phần tín hiệu ở đây là mắt cảm biến. Điều chỉnh góc quét gần/xa và tốc độ nhận hay độ nhạy của cảm biến mở cửa. Sau khi điều chỉnh xong tiến hành kiểm tra bằng cách đi lại cho mắt cảm biến nhận tín hiệu từ 5 đến 10 lượt. Tiếp tới sẽ kiểm tra mắt cảm biến an toàn có hoạt động không. Nếu tất cả các thiết bị đã hoàn tất tiến hành lắp đặt nắp che hộp kỹ thuật và vệ sinh. > Hoàn tất quá trình lắp đặt
Những lưu ý khi lắp đặt cửa tự động
Chọn tải trọng motor cửa tự động phù hợp với trọng lượng và kích thước của cửa tự động là điều đầu tiên. Không nên sử dụng motor cửa tự động có tải trọng theo nhà sản xuất đưa ra dưới tải trọng cánh thực tế. Nếu chọn tải trọng motor thấp quá thì sau một thời gian hoạt động lực kéo sẽ yếu đi và tuổi thọ của cửa giảm. Còn nếu tải trọng motor quá lớn so với trọng lượng cánh thì sẽ tốn kém chi phí.
Khi lắp đặt cửa tự động phải đảm bảo phần cơ khí chính xác đến từng chi tiết để hỗ trợ tối đa cho sự hoạt động của motor và kéo dài tuổi thọ sử dụng của cửa tự động. Bất kỳ sản phẩm nào dù có chất lượng cao cũng cần bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Thông thường cửa tự động thường bảo trì theo định kỳ 06 tháng/lượt. Việc bảo trì sẽ phát hiện những hiện tượng bất thường và hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc trong quá trình sử dụng.
Video hướng dẫn lắp đặt cửa kính tự động
Tc-Automation tự hào là đơn vị tiên phong việc phân phối dòng cửa tự động hàn quốc chính hãng, đồng bộ. Sản phẩm chất lượng cao sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Được nhập khẩu đồng bộ 100% và giá thành ưu đãi cho khách hàng là các đại lý cửa nhôm kính trên toàn quốc. Ngoài cửa tự động hàn quốc, nhật bản đơn vị chúng tôi còn cung cấp thiết bị cửa trượt tự động TC-125B, TC-250S với chất lượng đỉnh cao, giá thành tốt nhất. Thích hợp sử dụng cho các công trình, dự án có số lượng nhiều, phụ kiện luôn có sẵn phục vụ khách hàng.
Trân trọng cảm ơn và hợp tác !